Bệnh viêm cổ tử cung là gì, có tự khỏi không, nguyên nhân, cách chữa
Bệnh viêm cổ tử cung rất thường gặp ở các chị em phụ nữ có độ tuổi từ 20 tới 50 tuổi. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này là gì? Cùng tham khảo thông tin chi tiết có trong bài viết sau của Jido Pharma.
1. Viêm cổ tử cung là gì?
Bệnh xảy ra khi cổ tử cung của bệnh nhân xuất hiện nấm và ký sinh trùng lây lan diện rộng. Gây ra tình trạng sưng, viêm hay lở loét. Bệnh viêm cổ tử cung được chia ra làm hai mức độ là mãn tính và cấp tính. Riêng với cấp độ cấp tính nếu như không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung
Cũng giống như các căn bệnh liên quan tới bộ phận sinh dục khác. Căn bệnh này cũng được gây ra bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Có những nguyên nhân nào gây ra viêm cổ tử cung? (Nguồn: hellobacsi.com)
2.1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh viêm cổ tử cung đều có nguyên nhân là do bị lây nhiễm các bệnh xã hội qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai hay lậu. Các bệnh truyền nhiễm đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cổ tử cung bị nhiễm khuẩn.
2.2. Phản ứng dị ứng
Một số trường hợp các bệnh nhân mắc bệnh có nguyên nhân là do bị dị ứng. Nguyên nhân dị ứng bởi sử dụng các loại bao cao su, dung dịch vệ sinh. Hay những các loại gel bôi trơn hỗ trợ quan hệ tình dục là hàng kém chất lượng. Hoặc bệnh nhân sử dụng các sản phẩm không đúng theo chỉ dẫn cũng sẽ khiến gây ra bệnh. Để phòng tránh mắc bệnh, chị em phụ nữ cần lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ tình dục an toàn và phù hợp với thể trạng cơ địa tránh bị kích ứng.
2.3. Vi khuẩn phát triển quá mức
Nếu các chị em không vệ sinh âm đạo sau khi giao hợp. Dùng giấy vệ sinh kém chất lượng thì sẽ khiến nấm và ký sinh trùng sản sinh nhanh chóng. Để phòng tránh chị em phụ nữ cần phải thường xuyên thay băng vệ sinh. Vệ sinh âm đạo kỹ lượng và hãy sử dụng những chiếc quần lót làm từ chất liệu mềm, mịn. Ngoài ra, hãy lựa chọn mua các dung dịch vệ sinh phụ nữ chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ để vùng âm đạo không bị tổn thương.
3. Các yếu tố nguy cơ cao
Ngoài những nguyên nhân trên, chị em phụ nữ mắc bệnh viêm cổ tử cung thường do không được trang bị các kiến thức quan hệ tình dục an toàn hay đúng nguyên tắc.
Việc mắc bệnh viêm cổ tử cung có nhiều nguyên nhân gây ra. (Nguồn: vietmec.org)
3.1. Tham gia quan hệ tình dục không an toàn
Nếu như các chị em phụ nữ thường xuyên không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Sẽ khiến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển. Hoặc một số trường hợp nặng hơn sẽ có thể bị lây các bệnh xã hội từ bạn tình. Ngoài ra, nếu thực hiện quan hệ tình dục quá thô bạo cũng có thể là nguyên nhân do phần âm đạo bị tổn thương quá nặng nề.
3.2. Bắt đầu quan hệ tình dục khi còn nhỏ
Hiện nay, đã có rất nhiều các bạn gái chưa đủ 18 tuổi mắc phải bệnh. Nguyên nhân là do ở lứa tuổi này bộ phận sinh dục chưa được phát triển đầy đủ và hoàn thiện. Nếu quan hệ tình dục quá sớm và không an toàn, sẽ có thể gây tổn thương tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn.
3.3. Tiền sử mắc bệnh nhiễm qua đường tình dục
Nếu mắc bệnh xã hội như lậu, giang mai, mụn có hoặc sùi mào gà mà chưa chữa trị dứt điểm thì cơ hội bạn mắc thêm bệnh viêm cổ tử cung là rất cao. Do các loại bệnh này có sự liên quan mật thiết với nhau. Nên bạn cần phải tới các trung tâm y tế hàng đầu để khám sản phụ khoa. Giúp chữa khỏi các căn bệnh xã hội phòng tránh bị viêm nhiễm.
4. Dấu hiệu viêm cổ tử cung là gì?
Bệnh viêm cổ tử cung có những dấu hiệu có thể dễ dàng nhận biết đặc biệt là vùng âm đạo của phụ nữ:
4.1. Một lượng lớn dịch tiết âm đạo bất thường
Nếu như vùng âm đạo tiết ra một lượng lớn dịch nhờn có màu xanh hoặc vàng. Kèm theo mùi hôi thì có lẽ bạn đã mắc phải bệnh Nếu có dấu hiệu như vậy bạn phải khám chuyên khoa tại các trung tâm y tế uy tín để có thể xác định được rõ chính xác tình trạng bệnh.
Viêm cổ tử cung gây ra nhiều biến chứng cho người bị bệnh. (Nguồn: chuyenthamkineva.com)
4.2. Đi tiểu thường xuyên, đau
Các bệnh nhân viêm cổ tử cung sẽ thường xuyên tiểu tiện khó kiểm soát kèm theo các triệu chứng đau buốt. Hầu hết, người bệnh sẽ thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là các dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay bàng quang. Vì vậy để chắc chắn đây có phải là bệnh viêm cổ tử cung hay không người bệnh cần phải đi khám phụ khoa ngay.
4.3. Đau khi giao hợp
Trong một số trường hợp người bệnh sẽ có dấu hiệu ban đầu là đau khi quan hệ tình dục. Cảm giác đau buốt này sẽ thường bị nhầm lẫn là do quan hệ quá mạnh gây nên. Nhưng đừng chủ quan mà nên thực hiện xét nghiệm tổng quát sớm để xác định rõ được mình đang mắc phải bệnh gì.
4.4. Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường khi mắc phải căn bệnh này thì người bệnh sẽ bị thay đổi hormone ở bên trong cơ thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Người bệnh có thể sẽ bị biến chứng kinh nguyệt kéo dài, chậm kinh hay màu sắc kinh nguyệt bị thay đổi không bình thường. Đây là biến chứng nghiêm trọng nên bệnh nhân cần phải tới ngay các trung tâm y tế để thực hiện các phương pháp điều trị kịp thời.
4.5. Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, không liên quan đến kinh nguyệt
Nếu như bạn bị chảy máu âm đạo sau khi thực hiện quan hệ tình dục mà không liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh này. Bạn đừng nên chủ quan trong việc khám và chữa trị bởi đây là bệnh lý gây ra rất nhiều biến chứng để lại nhiều hậu quả lớn.
5. Viêm cổ tử cung có tự khỏi không?
Khi mắc phải bệnh viêm cổ tử cung các chị em phụ nữ sẽ thường cảm thấy rất thiếu tự tin, bị mặc cảm. Song song với tình trạng đó, bệnh nhân sẽ thường tự tìm tới những thông tin tự chữa trị bệnh tại nhà sai lệch hoặc không được các chuyên gia kiểm chứng.
Việc này sẽ khiến tình trạng bệnh viêm tử cung ngày càng trở nên nặng hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm, gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Theo các chuyên gia y học hàng đầu trên thế giới thì căn bệnh này sẽ khó có thể tự chữa khỏi. Mà nhất định sẽ cần tới những phương pháp điều trị y học tân tiến can thiệp tới.
Bệnh viêm cổ tử cung sẽ không thể tự chữa khỏi được. (Nguồn: kenh14.vn)
6. Chẩn đoán và cách điều trị viêm cổ tử cung
6.1. Chẩn đoán bệnh
Khi tới các trung tâm y tế để thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xem bạn có mắc phải căn bệnh nguy hiểm này hay không. Bằng các phương pháp khám lâm sàng, quan sát bằng mắt thường và dựa vào các kết quả xét nghiệm.
Việc thực hiện các xét nghiệm sẽ bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT và phân tích dịch nhờn tiết ra từ âm đạo. Nếu bạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ phải dựa vào hình ảnh viêm cổ tử cung thực hiện bởi phương pháp siêu âm và các kết quả xét nghiệm khác mới có thể xác định được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
6.2. Phương pháp điều trị phổ biến
Có rất nhiều các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung nhưng phổ biến nhất vẫn là sử dụng thuốc kháng sinh và thực hiện phẫu thuật lạnh.
6.2.1. Dùng kháng sinh
Sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh phù hợp. Nếu như người bệnh bị mắc bệnh do mắc phải các bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục thì mới được dùng thuốc kháng sinh.
Các loại thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn nhiễm bệnh trong âm đạo của bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân phải sử dụng theo một liều lượng thuốc nhất định bác sĩ đã chỉ định. Nếu uống kháng sinh quá liều có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
6.2.2. Phẫu thuật lạnh
Trong các trường hợp tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện liệu pháp đóng băng (phương pháp phẫu thuật lạnh). Đây là phương pháp sử dụng một chiếc que nhỏ có chứa hơi khí lạnh lỏng bên trong để giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại hoặc tế bào hoạt động bất thường.
Phương pháp phẫu thuật lạnh tuy rằng sẽ không khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn. Nhưng có thể để lại những biến chứng nhỏ như chuột rút hoặc sẹo lồi.
Trong trường hợp bạn phát hiện cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung. Đừng chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh. Với những chị em may mắn chưa mắc phải căn bệnh này, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Đăng ký các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và định kỳ để phòng tránh căn bệnh này.