Cảnh báo 7 triệu chứng hội chứng ruột kích thích không thể chủ quan
Bạn đã bao giờ nghe đến hội chứng ruột kích thích – một hội chứng ngày càng có nhiều người gặp phải? Bạn có chắc chắn sức khỏe của mình tốt và không có triệu chứng hội chứng ruột kích thích nào dưới đây?
I. Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích
Bất kì một bệnh lý nào cũng có dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng như lời cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn. Hội chứng kích thích cũng được nhận diện thông qua một số dấu hiệu sau đây.
1. Thay đổi thói quen đi tiêu
Ở người khỏe mạnh, thói quen đi tiêu sẽ đều đặn và bình thường. Tuy nhiên khi mắc hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ đi vệ vệ sinh không kiểm soát, màu sắc và trạng thái phân bất thường, cực kì bất tiện và khó chịu.
2. Chướng bụng đầy hơi
Bệnh nhân sẽ thường xuyên phải đối diện với tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Nói cách khác là có dấu hiệu tăng kích thước vòng bụng suốt ngày. Và cơn chướng bụng kéo đến bất thường.
3. Tiêu chảy
Phân thường ở trạng thái lỏng, ít, tần suất đi vệ vệ sinh nhiều, són. Sau khi tiêu chảy, cơ thể bị mất nước dẫn tới mệt mỏi, thể trạng yếu. Tình trạng này kéo dài thường xuyên dẫn tới suy kiệt cơ thể nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
4. Táo bón
Phân thường nhỏ, rất cứng, đi đại tiện đau và không có dấu hiệu giảm đau khi uống thuốc nhuận tràng.
5. Ợ nóng
Khi nhu động ruột bị kích thích, bạn thường xuyên bị ợ nóng, cảm giác rất khó chịu. Những cơn ợ nóng khiến cho người bệnh mệt mỏi, buồn nôn. Bạn có thể kiểm soát được tình trạng này bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giúp nhẹ bụng như bánh mỳ, trái cây, tỏi,..
Hội chứng ruột kích thích gây ợ nóng (Nguồn: daitrangcothat.vn)
6. Rối loạn ham muốn
Trong sinh hoạt tình dục, người bệnh sẽ nhận ra sự thay đổi về ham muốn khiến bản thân gặp phải không ít những rắc rối. Khi quan hệ, sẽ có cảm giác đau và giảm ham muốn. Đây là dấu hiệu bệnh khiến người ta nhầm lẫn và cho rằng đó không phải là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích.
7. Chán ăn, giảm cân
Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể cũng gây mệt mỏi, chán ăn cho người bệnh. Kèm theo chán ăn là mệt mỏi, sút cân, thể trạng yếu. Nếu không bổ sung đầy đủ các chất, cơ thể có thể dẫn đến suy nhược.
Ngoài các dấu hiệu điển hình như trên, triệu chứng hội chứng ruột kích thích có thể có như sốt, đau bụng, tiêu phân đàm nhớt trong hoặc trắng. Vì các dấu hiệu bệnh khá giống với những bệnh lý thông thường khác nên khiến nhiều người chủ quan và nhầm lẫn.
II. Phân loại mức độ nặng nhẹ theo triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Khi bệnh lý đang ở mức độ nhẹ điều trị sẽ dễ dàng và dứt điểm. Bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ khó khăn hơn trong chữa trị, dễ dẫn tới các biến chứng, tốn kém chi phí và thời gian điều trị. Các dấu hiệu hội chứng ruột kích thích được phân loại thành 3 mức độ như sau:
Mức độ nhẹ
- Triệu chứng không thường xuyên.
- Rối loạn tâm lý ít.
Mức độ trung bình
- Triệu chứng thường xuyên, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.
- Suy giảm tâm lý.
- Triệu chứng nặng lên – tìm yếu tố thúc đẩy.
- Thói quen sinh hoạt bị thay đổi.
Mức độ nặng
- Đau bụng thường xuyên.
- Suy giảm tâm thần tiềm ẩn.
Triệu chứng thể hiện rõ mức độ của hội chứng ruột kích thích (Nguồn: daitrangcothat.vn)
III. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe với các triệu chứng kể trên thì cần đến gặp bác sĩ sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khăn cho điều trị. Cụ thể như sau:
- Tần suất xuất hiện của bệnh là 3 lần trong một tháng
- Tình trạng bệnh diễn ra trong suốt 3 tháng vừa qua
- Lần đầu tiên có triệu chứng là 6 tháng gần đây.
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thông thường sẽ lặp đi lặp lại với chu kỳ không đều. Bạn có thể gặp lại triệu chứng bệnh sau vài tháng. Thế nhưng, bạn không nên chủ quan cần sớm thăm khám ngay khi có những dấu hiệu trên để tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
IV. Biện pháp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
- Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý như: tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ; hạn chế ăn thực phẩm tươi sống, có hàm lượng dầu mỡ cao; không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong quá trình điều trị…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
- Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, lành mạnh.
- Tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc có thể tham khảo như viên uống Jicuno chiết xuất từ nghệ tươi, các loại thuốc trị táo bón – tiêu chảy,..
Mong rằng với những chia sẻ hữu ích về triệu chứng hội chứng ruột kích thích của Jido Pharma ở trên sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân. Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào của cơ thể, bởi đó rất có thể là lời cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý cần thăm khám bác sĩ ngay!