NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
Ngày 03/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ chủng Monkeypox vi rút thuộc clade IIb. Như vậy, Việt Nam chính thức ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên. Để phòng tránh dịch bệnh lây lan, lưu lại ngay những điều cần biết về căn bệnh này dưới đây nhé!
I. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ là một loại virus có thể lây từ động vật sang người. Ca đầu tiên trên thế giới là từ năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
II. Cách thức lây bệnh là gì?
Lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể, gọt bắn đường hô hấp (nước bọt), vết thương trên da hoặc niêm mạc của người bệnh (hoặc động vật mắc bệnh).
III. Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh có thể từ 6 đến 16 ngày, tức là sau thời gian đó các triệu chứng đầu tiên mới xuất hiện.
IV. Triệu chứng
- Sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh,mệt mỏi
- Phát ban: xuất hiện giống mụn nước ở mặt, bên trong miệng hoặc ở bàn tay, bàn chân, ngực, hậu môn,…
- Hay gặp tổn thương da toàn thân, có hạch to kéo dài 2-3 tuần
V. Biến chứng sau bệnh
- Các biến chứng thường gặp là nhiễm trùng máu, viêm não, viêm phế quản, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực.
- Với các vết thương trên da sẽ nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
VI. 6 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tát các dịch tiết đường hô hấp. Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi.
- Thường xuyên rửa tay.
- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ ngay với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động cách ly, tránh quan hệ tình dục
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm bệnh.
- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết này Jido Pharma đã cung cấp đủ những thông tin cần thiết về bệnh đậu mùa khỉ tới các bạn đọc!
Nguồn: Bộ Y Tế