Tất tần tật những điều cần biết về bệnh vi khuẩn HP dạ dày
Bệnh vi khuẩn HP dạ dày là gì? Bệnh này có lây không, có chữa được không? Triệu chứng biểu hiện của bệnh là gì? Có những cách thức nào phát hiện bệnh và cách điều trị bệnh như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên của các bạn sẽ được Jido Pharma giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
1.Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi lớp niêm mạc dạ dày có những tổn thương hở, vi khuẩn HP sẽ tấn công vào các vết viêm đó và tạo thành vết loét lớn trong niêm mạc dạ dày. Vì thế, dạ dày sẽ bị tổn thương nặng, dễ dẫn tới các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, nặng hơn là xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.
Hình thái vi khuẩn HP dạ dày (Nguồn: vinmec.com)
2. Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao, ở nhiều đối tượng khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: độ tuổi, thói quen sinh hoạt, chất lượng sống, khu vực…Nhìn chung, với những người trường hợp đang gặp các vấn đề về dạ dày, nếu nhiễm khuẩn HP sẽ rất khó điều trị dứt điểm.
3. Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?
Theo nghiên cứu, bệnh vi khuẩn HP dạ dày có lây và thông qua 4 con đường, bao gồm:
3.1 Lây nhiễm qua đường miệng
Phương thức chủ yếu làm lây nhiễm HP là đường miệng thông qua việc chung bát đũa, chung bàn chải đánh răng, khi hôn, khi mẹ mớm cơm cho con…
3.2 Lây nhiễm qua đường phân
Vi khuẩn HP sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài môi trường qua đường phân. Nếu tay bị nhiễm phân mà không rửa sạch bằng xà phòng mà ăn uống thì sẽ bị nhiễm HP.
3.3 Lây nhiễm qua đường dạ dày
Vi khuẩn HP trú ngụ trong dạ dày nên khi ợ nóng, trào ngược dịch vị cũng sẽ lây nhiễm/
3.4 Lây nhiễm qua đường dạ dày
Khi nội soi, vi khuẩn HP có thể bám ở đầu thanh nội soi. Nếu khám tại các cơ sở y tế không uy tín, việc vệ sinh thiết bị không kỹ cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP.
Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày (Nguồn: scurmafizzy.com)
4.Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày
Các dấu hiệu, triệu chứng xuất hiện ở người bị bệnh vi khuẩn HP dạ dày từ nhẹ đến nặng có thể gặp là:
- Cơn đau nhức hoặc nóng trong bụng
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Nhiễm khuẩn HP chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi.
- Giảm trọng lượng
- Cảm giác nặng hoặc đau bụng liên tục
- Khó nuốt
- Phân có máu hay phân đen
5. Vi khuẩn HP có chữa được không?
5.1. Các cách phát hiện vi khuẩn HP
Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau:
5.1.1. Nội soi sinh thiết
Bác sĩ sử dụng một ống nội soi nhỏ xâm nhập vào dạ dày qua ống thực quản tới dạ dày, lấy mảnh sinh thiết rồi đi nuôi cấy tế bào. Sau đó, quan sát đặc điểm hình thái để phát hiện có phải vi khuẩn HP không.
Nội soi sinh thiết phát hiện vi khuẩn HP dạ dày (Nguồn: vinmec.com)
Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được tình trạng nhiễm khuẩn HP, đánh giá được mức độ tổn thương, vị trí tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
5.1.2. Test thở Ure
Bác sĩ sẽ test hơi thở của bạn, thông qua các chỉ số phân tích để kết luận bạn có dương tính với vi khuẩn HP hay không? Test thở này cũng cho kết quả rất chính xác và được khuyến khích sử dụng để kiểm tra nhanh có nhiễm vi khuẩn HP không?
5.1.3. Xét nghiệm phân
Vi khuẩn HP sẽ được thải trừ thường xuyên qua phân nếu có loại vi khuẩn này trong dạ dày. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang giúp phát hiện nhiễm khuẩn Hp tương đối chính xác.
5.1.4. Xét nghiệm máu
Khi dạ dày bị nhiễm khuẩn HP, cơ thể bạn sẽ sinh ra kháng thể kháng HP. Tuy nhiên, Hp vẫn có thể sinh tồn và phát triển ở các cơ quan khác như tuyến nước bọt, khoang miệng. Vì thế, khi vi khuẩn HP ở dạ dày đã hết thì các cơ quan khác vẫn còn còn dẫn tới tình trạng dương tính giả. Do đó, xét nghiệm này không được ưu tiên khi phát hiện vi khuẩn HP.
5.2 Cách điều trị
Trước hết, khi có các biểu hiện bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị của bác sĩ: đúng phương pháp, đúng liều lượng.
Thay đổi lối sinh hoạt sao cho phù hợp: hạn chế thức khuya, stress và bia rượu, ăn các loại thực phẩm sạch, thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, chứa thành phần Curcumin như nghệ tươi, tinh bột nghệ…
Bệnh nhân cũng có thể thay việc sử dụng nghệ hoặc một số thực phẩm khác bằng thực phẩm chức năng có chứa thành phần Curcumin như viên uống giúp điều trị bệnh dạ dày, tá tràng hiệu quả Jicuno. Đây là một trong những sản phẩm bán chạy và được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng lựa chọn.
Jicuno – viên uống hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến dạ dày (Nguồn: Internet)
Bệnh vi khuẩn HP dạ dày gây nên những khó chịu trong cuộc sống hàng ngày, mệt mỏi, ăn uống không thấy ngon miệng. Hơn nữa, bệnh còn dễ lây lan. Vì thế, bạn cùng những người thân hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình trước căn bệnh này nhé! Jido Pharma kính chúc bạn và gia đình luôn có thật nhiều sức khỏe!