Viêm dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý phổ biến có thể xảy ở mọi lứa tuổi. Ở giai đoạn đầu, nếu phát hiện kịp thời bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện muộn để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó chữa khỏi và có thể chuyển biến thành ung thư dạ dày tá tràng. Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị,..ra sao? Tất cả sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây của Jido Pharma.

1. Viêm dạ dày tá tràng là gì?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý xảy ra ở phần niêm mạc dạ dày và tá tràng. Khi lớp màng lót bên trong cùng của dạ dày và tá tràng bị tổn thương, lớp niêm mạc này sẽ bị bào mòn và để lộ ra thành dạ dày hoặc thành ruột ở bên trong. Trong số các trường mắc bệnh lý này thì tỉ lệ viêm loét ở tá tràng chiếm 95%, viêm loét ở dạ dày chiếm 60%, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày chiềm 25%.

Viêm dạ dày tá tràng gây nên những tổn thương và viêm loét ở niêm mạc dạ dày

Bệnh gây nên những tổn thương ở niêm mạc dạ dày

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng

Trước năm 1982, mọi kết luận về bệnh lý này đều do nguyên nhân: (1) tăng tiết acid trong dạ dày. (2) Ăn uống, sinh hoạt không khoa học. (3) Cơ thể mệt mỏi, áp lực, stress,…Nhưng từ sau năm 1982, hai nhà khoa học người Australia: Marshall và Warren đã chỉ ra rằng. Vi khuẩn Helicobacter Pylori chính là nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.

2.1 Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) tiết ra enzyme urease nhằm trung hòa acid của dạ dày. Sau đó sinh sống và phát triển ở niêm mạc dạ dày. Trong quá trình đó, vi khuẩn sẽ kích thích dạ dày tiết dịch vị. Dẫn đến rối loạn hoạt động co bóp và gây nên viêm loét.

Khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân gây nên bệnh lý về dạ dày, tá tràng

Khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân gây nên bệnh lý về dạ dày, tá tràng

2.2 Lạm dụng thuốc

Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm sẽ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Vì các loại thuốc này đi vào cơ thể người sẽ hoạt động bằng cách ức chế enzym cyclooxygenase để giảm đau, chống viêm. Nhưng chất này lại khiến lớp niêm mạc dạ dày suy giảm, tạo điều kiện cho dịch vị bào mòn niêm mạc. 

2.3 Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Ăn uống không đảm bảo khoa học như ăn không đúng giờ, bỏ bữa. Thường xuyên để bụng quá đói hoặc ăn quá no. Vận động mạnh ngay sau khi ăn, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng,… cũng gây nên bệnh. Vì thế, hãy tham khảo ngay danh sách 21 thực phẩm tốt cho dạ dày và thực hiện chế độ ăn uống khoa học để hạn chế khả năng bị bệnh.

Ăn uống không khoa học chính là "con dao" vô hình gây nên bệnh

Ăn uống không khoa học chính là “con dao” vô hình gây nên bệnh

2.4 Cơ thể mệt mỏi, áp lực, stress

Những người thường xuyên bị căng thẳng do áp lực công việc và cuộc sống, stress trong suy nghĩ,..dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi. Là nhóm người có nguy cơ bị viêm loét bởi ảnh hưởng đến việc tiết acid trong dạ dày.

3. Triệu chứng của bệnh thể hiện như thế nào?

– Đau vùng trên rốn (khu vực thượng vị): Đây là biểu hiện điển hình của bệnh với các hiện tượng: đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau quặn từng cơn. Thường xảy ra vào khi bị đói, đau lúc nửa đêm gần sáng hoặc bị đau sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng.

– Đầy hơi, ợ hơi: Khi bị bệnh này người bị bệnh thường cảm thấy đầy bụng, khó tiêu hay bị đẩy hơi từ dạ dày lên. Nguyên nhân là do dịch tiết acid bị tăng nên dưa thừa vào trào ngược lên thực quản.

– Rối loạn hệ tiêu hóa: Do niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên quá trình tiêu hóa ở người bệnh sẽ bị gián đoạn. Biểu hiện là bị táo bón, đi ngoài,…

Buồn nôn, nôn: Đây là biển hiện rất dễ găp, người bệnh rất hay buồn nôn và có thể nôn khan, nôn ra thức ăn hoặc nôn ra máu.

– Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn và giảm cân: Các cơn đau âm ỉ, đau quặn từng cơn khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Ngoài ra, dạ dày bị tổn thương khiến thức ăn không tiêu hóa được. Dưỡng chất vì thế cũng không thể hấp thu. Cơ thể sẽ càng mệt mỏi hơn và giảm cân.

Người gặp phải triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi,..có nguy cơ mắc viêm dạ dày tá tràng

Người gặp phải triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi,..có nguy cơ mắc bệnh

4. Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu, bênh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Không gây ra hay gặp bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm khi bệnh bước vào giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn. Vì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chẳng hạn như: Hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày tá tràng, nguy cơ ung thư,… Lúc này, cần lựa chọn thuốc hỗ trợ điều trị dạ dày tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, viêm loét dạ dày còn khiến cơ thể bị suy nhược, hiệu suất học tập, làm việc bị suy giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm loét ở dạ dày tá tràng ảnh hưởng nhiều sức khỏe

Viêm loét ở dạ dày tá tràng ảnh hưởng nhiều sức khỏe

5. Cách điều trị

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, việc chữa trị cần có thời gian dài để hồi phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

5.1 Điều trị theo Đông y

Nhiều người chọn điều trị bệnh bằng Đông y vì sự an toàn, lành tính, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ. Và có thể hỗ trợ giúp giảm đau cho người bệnh. Các bài thuốc thường được sử dụng như: nghệ, mật ong, cam thảo…

Tuy nhiên, những bài thuốc Đông y chỉ được sử dụng cho những người bị bệnh ở giai đoạn nhẹ… Còn với những dạng bệnh lý phức tạp hơn thì những dược chất từ Đông y vẫn chưa thể khắc phục. Do vậy người bệnh nên tìm cho mình những biện pháp điều trị chuyên sâu hơn.

"Combo" tinh bột nghệ + mật ong là bài thuốc gia truyền giúp điều trị bệnh đau dạ dày

“Combo” tinh bột nghệ + mật ong là bài thuốc gia truyền giúp điều trị bệnh đau dạ dày

5.2 Điều trị theo Tây y

Tây y là cách điều trị được bác sĩ chỉ định sau khi người bệnh thực hiện xong các nội soi và xét nghiệm tại bệnh viện. Một số thuốc Tây y dùng trong điều trị thông dụng bao gồm:

  • Thuốc ức chế axit: Là thuốc bơm proton và H2. Tác dụng làm giảm sản xuất axit trong dạ dày và hồi phục các vết loét.
  • Thuốc tiệt trừ H.Pylori: Nếu bệnh do vi khuẩn HP tấn công thì cần phải tiêu diệt tận gốc con vi trùng này. Khi đó nguy cơ viêm loét sẽ được giảm đi đáng kể.

Viên uống Jicuno – Tạm biệt nỗi lo viêm loét dạ dày tá tràng

Viên uống hỗ trợ điều trị dạ dày tá tràng Jicuno được nghiên cứu và tư vấn sản xuất bởi Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Sản phẩm chứa thành phần chính là tinh bột nghệ được áp dụng công nghệ nano hóa hiện đại giúp thuốc dễ dàng được hấp thu. Nano curcumin ức chế sự phát triển của Helicobacter Pylori. Trung hòa các gốc tự do có hại, bảo vệ tế bào. Và đặc biệt làm liền nhanh viêm loét, hỗ trợ phục hồi và tái tạo niêm mạc dạ dày.

Tạm biệt nỗi lo viêm loét dạ dày tá tràng với viên uống Jicuno

Tạm biệt nỗi lo viêm loét dạ dày tá tràng với viên uống Jicuno

6. Cách phòng chống viêm loét dạ dày tá tràng

Để phòng chống bệnh bạn cần xây dựng một chế độ ăn, uống hàng ngày đảm bảo khoa học. Cụ thể như:

  • Không ăn quá chua, cay, hạn chế uống rượu, bia;
  • Ăn đúng bữa, không ăn nhanh, cần nhai kỹ;
  • Tránh căng thẳng, stress không cần thiết; không thức quá khuya.
  • Nếu gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP. Bạn cần vệ sinh kỹ các dụng cụ dùng trong ăn, uống hàng ngày, sát trùng bằng nước nước đun sôi,…

Tất cả những thông tin mà Jido Pharma chia sẻ phía trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được về bệnh lý viêm dạ dày tá tràng. Hãy đọc thật kỹ để hiểu về khái niệm, biết được nguyên nhân từ đó có cách điều trị cũng như cách phòng chống bệnh nhé.

Chat với chuyên gia
EN EN